Nhà khung thép - Giải pháp đồng bộ về nhà khung thép.
Nhà khung thép - Giải pháp đồng bộ về nhà khung thép.

Hotline

0984524929

CÁC LOẠI MÓNG NHÀ KHUNG THÉP

Móng có tác dụng truyền tải trọng công trình xuống nền đất bên dưới. Hệ móng phải đảm bảo khả năng chịu lực, đảm bộ độ lún trong phạm vi cho phép. Rất nhiều câu hỏi từ phía khách hàng không biết móng nhà khung thép nên sử dụng móng gì thì hợp lý.

Dưới đây ,Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc trên bằng việc giới thiệu các loại móng sử dụng trong công trình xây dựng nhà khung thép.

Tùy vào quy mô và tính chất của nhà khung thép và nền đất mà kỹ sư thiết kế lựa chọn giải pháp móng hợp lí. Đảm bảo khả năng chịu lực, biện pháp thi công và tính hợp lí về kinh tế. Móng có thể chia ra 2 loại: Móng nông và móng cọc ( Móng sâu )

Móng nông: Là loại móng đặt trực tiếp trên nền đất tự nhiên, yêu cầu nền đất phải đủ cứng khi đặt móng, tránh hiện tượng lún và lún lệch. Có 3 loại móng nông: Móng đơn, Móng băng, Móng bè

Móng cọc ( Móng sâu ) : Với những công trình có tải trọng lớn, nền đất ngay bên dưới không đủ khả năng để chịu toàn bộ tải trọng của công trình. Hệ cọc được đưa xuống để chống đỡ toàn bộ tải trọng bên trên và đưa xuống tầng đất cứng dưới sâu.

Vậy móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé

1.  Móng đơn là gì ?

Là loại móng dùng để đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.

Móng đơn có kết cấu đơn giản, kích thước không lớn, đáy móng có hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn. Thường được dùng cho cột nhà trong các công trình nhà dân dụng.

Móng đơn được sử dụng ở những nền đất có khả năng chịu tải tốt, tải trọng không quá lớn. Trường hợp móng đơn phải chịu tải lớn thì bắt buộc phải tăng chiều dài của móng và chiều sâu chôn móng.

Các loại móng đơn được sử dụng phổ biến hiện nay như: móng đơn đúng tâm, móng lắp ghép, móng đơn lệch tâm lớn (móng chân vịt), móng đơn lệch tâm nhỏ.

móng đơn

móng dùng cho nhà khung thép
—>Hình ảnh móng đơn ( Móng cốc ) dùng cho nhà khung thép.

Cấu tạo móng đơn

Móng đơn gồm 2 phần: đế đài móng và cổ cột. Đáy đài móng thường được đặt lên một lớp lót là bê tông mác thấp hoặc thi công nhà dân hay lót gạch và trải bạt, trải nilong. Mục đích của lớp lót là tạo ra 1 bề mặt bằng phẳng và tránh mất nước bê tông trong quá trình đổ bê tông

Thông thường móng đơn được liên kết với nhau bởi hệ dầm móng, vừa có tác dụng đỡ hệ tường xây bên trên, vừa có tác dụng giằng các móng đơn tránh hiện tượng lún lệch giữa các đài móng.

Kết cấu móng nhà khung thép bằng móng đơn thường dùng cho nhà có tải trọng nhỏ, thường không quá 3 tầng và nền đất bên dưới tương đối cứng.

2. Móng băng dùng cho nhà khung thép là gì ?

Móng băng là một dải dài độc lập chạy dọc theo chân tường song song hoặc giao cắt nhau để đỡ tường hoặc cột. Tùy điều kiện và đặc điểm của công trình sẽ có 2 loại sau đây:

Móng băng 1 phương: là loại móng được thiết kế theo phương dọc hoặc phương ngang. Do cả 1 phương phải chịu tải cho toàn bộ công trình nên thường có kích thước lớn hơn so với móng băng 2 phương.

Móng băng 2 phương: là móng được thiết kế theo phương ngang và dọc để chịu tải cho công trình.

Móng băng được sử dụng phổ biến trong các công trình dân dụng vì dễ thi công, giá thành ở mức vừa phải và có khả năng chịu lực, chịu lún khá đồng đều.

móng băng

móng dùng cho nhà khung thép
—> Hình ảnh móng băng dùng cho nhà khung thép.

Cấu tạo móng băng

Khi tải trọng công trình bên trên lớn và nền đất yếu, tiến diện móng đơn là quá lớn, các kỹ sư sẽ cân nhắc chọn giải pháp móng băng, kích thước móng băng thường từ 0,8m – 1,2m.

Móng băng có độ ổn định cao hơn móng đơn và được sử dụng nhiều cho nhà dân dụng từ 3-5 tầng

3. Móng bè dùng cho nhà khung thép là gì ?

Móng bè là loại móng nông được trải rộng toàn bộ diện tích xây dựng của công trình để giảm áp lực đè lên nền đất giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.

Được sử dụng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình

                                                 —-> Hình ảnh móng bè dùng cho nhà khung thép.

Khác với móng đơn hay móng băng, móng bè là loại móng được đổ bê tông rộng toàn bộ ngôi nhà, phân đều tải trọng từ bên trên, qua hệ móng bè phân bố đều ra toàn bộ nền đất dưới nhà.

Lắp dựng cốt thép móng bè nhà cao tầng

Cấu tạo móng bè

Tùy vào tải trọng và kích thước móng bè mà chọn độ dày móng bè cho phù hợp. Thông thường với nhà dân dụng, móng bè thường dày từ 150mm – 200mm. Đan thép 2 lớp và xung quanh chạy dầm bo đẻ hệ móng cứng và ổn định hơn.

Móng bè có độ ổn định cao nhất, tuy nhiên tốn vật liệu bê tông và thép, và khối lượng đào đắp lớn nên chỉ được sử dụng trong một số trường hợp tải trọng bên trên lớn và nền đất yếu.

Móng bè còn được tận dụng để làm móng bể ngầm. Khi thi công móng bè cần chú ý tới công tác đẩy nổi móng khi đất nền nhiều cát

Móng cọc tre và cừ tràm

Nhiều người tưởng nhầm đây là giải pháp móng cọc nhưng không phải. Cọc tre và cừ tràm chỉ có tác dụng nén chặt nền đất yếu giúp nền đất cứng và ổn định hơn để đặt hệ móng.

Cọc tre và cừ tràm chỉ được sử dụng khi nền đất dưới công trình là bùn, sét nhiều nước. Nếu gặp nền đất khô ráo thì không được sử dụng cọc tre và cừ tràm vì sau một vài năm cọc tre và cừ tràm sẽ mục nát và không có tác dụng nén chặt nền đất.

4. Móng cọc ( Móng sâu ) dùng cho nhà khung thép.

Trước khi thiết kế giải pháp móng, một bước chuẩn bị rất quan trọng là khảo sát địa chất để kỹ sư nắm được địa chất phía dưới công trình, từ đó đưa ra giải pháp móng và chiều dài cọc hợp lí, tránh những rủi ro và lãng phí không cần thiết.

Để có nhiều thông tin hơn về giải pháp móng cọc, các bạn tham khảo tiêu chuẩn TCVN 10304-2014: Móng cọc, tiêu chuẩn thiết kế

Thông thường có các giải pháp: cọc ép, cọc đóng, cọc khoan nhồi, cọc barrett,…

Cọc đóng, cọc ép, cọc ly tâm: Thường dùng cho các công trình cao từ 5 đến 20 tầng.

Móng cọc

Tập kết Cọc ép 25×25 chuẩn bị thi công

Thi công cọc ly tâm

móng dùng cho nhà khung thép 03

Cọc đóng, cọc ép có kích thước 20x20mm, 25x25mm, 30x30mm, 35x35mm… Cọc được hạ xuống nền đất bằng phương pháp đóng bằng búa ( hiện ít dùng do chấn động mạnh) hoặc ép bằng máy ép thủy lực. Tùy vào chiều dài cọc và nền đất mà kỹ sư tính toán ra sức chịu tải trên 1 cọc, thông thường có thể lấy như sau:

Cọc 20×20: Sức chịu tải 1 cọc từ 15-25 tấn. Dùng nhiều trong xây dựng nhà phố

Cọc 25×25: Sức chịu tải lấy từ 25-35 tấn. Dùng trong xây dựng nhà phố và các dự án đô thị

Cọc 30×30: Sức chịu tải lấy từ 35-55 tấn

Cọc 35×35: Sức chịu tải lấy từ 55-70 tấn

Cọc khoan nhồi: Cọc có đường kính 600mm, 800mm, 1000m, 1200mm, 1500mm… phụ thuộc vào kích thước gầu đào. Sau khi múc đất, lồng thép được đặt xuống và sau là giai đoạn đổ bê tông.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về kết cấu móng nhà khung thép mà chúng tôi muốn chia sẻ đến cho bạn đọc tham khảo thêm. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

Mọi thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi qua bài viết dưới đây. Xin trân trọng cảm ơn!

0984524929