Nhà khung thép - Giải pháp đồng bộ về nhà khung thép.
Nhà khung thép - Giải pháp đồng bộ về nhà khung thép.

Hotline

0984524929

BẢN VẼ SHOP DRAWING, BẢN VẼ THIẾT KẾ LÀ GÌ ?

Bản vẽ shop drawing là gì? Vai trò của shopdrawing

Trong quá trình thi công xây dựng, các đơn vị thiết kế chỉ thực hiện các bản vẽ thiết kế thi công tổng thể cũng như những bản vẽ chi tiết ở mức cơ bản nhất. Tuy nhiên, khi tiến hành triển khai thi công xây dựng, chúng ta cần phải hiểu rõ hơn nữa các chi tiết kiến trúc và kết cấu, mới có thể thực hiện được. Lúc này chúng ta cần bản vẽ shop drawing. Vậy bản vẽ shop drawing là gì? Vai trò của chúng trong thi công công trình? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

1. Bản vẽ shop drawing là gì?

Nhìn chung, các bản vẽ thiết kế ban đầu chỉ đưa ra phương án sơ bộ và không đủ chi tiết để triển khai thi công ngoài công trường. Để các đơn vị tiến hành thi công công trình, chúng ta cần thêm bản vẽ chi tiết hơn gọi là bản vẽ shop drawing. Vậy bản vẽ shop drawing là gì?

Bản vẽ tổng thể

Bản vẽ shop drawing là bản vẽ thi công chi tiết nhất để triển khai thi công xây dựng ngoài công trường. Dựa vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật cùng với Spec của dự án chủ đầu tư cung cấp, nhà thầu sẽ triển khai bản vẽ shop drawing cho hạng mục thi công của mình và trình lên chủ đầu tư phê duyệt.

Có nhiều loại bản vẽ shopdrawing chẳng hạn như: 

  • shop drawing hạng mục ốp lát 

  • Shopdrawing hạng mục trần vách thạch cao

  • shop drawing hạng điện chiếu sáng trong nhà, …

  • shop drawing kết cấu thép

2. Vai trò của shop drawing trong thi công công trình

Mọi công tác trong thi công công trình đều cần có sự tham gia của shop drawing, chính vì vậy shop drawing có vai trò vô cùng quan trọng. Thông thường các bản vẽ thiết kế không thể hiện được hết những thông tin cần thiết về kết cấu cũng như chi tiết công trình. 

Để nắm rõ được những thông tin về kết cấu công trình thì các kỹ sư phải tổng hợp thông tin ở rất nhiều bản vẽ khác nhau. Trong khi đó, bản vẽ shop drawing là bản vẽ được triển khai từ bản vẽ mời thầu và bản vẽ cơ sở. Chính vì vậy, shop drawing là bản vẽ đầy đủ và chi tiết nhất để có thể tiến hành thi công.

Bản vẽ shop drawing là một phần quan trọng trong hợp đồng thi công. Đây chính là cơ sở để thi công, kiểm tra nghiệm thu và triển khai bản vẽ hoàn công.

3. Những yêu cầu của kỹ sư thể hiện bản vẽ shop drawing

Bên cạnh việc nắm rõ khái niệm bản vẽ shop drawing là gì thì khi triển khai shop drawing các kỹ sư cũng cần phải đáp ứng một số yêu cầu dưới đây.

Sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế

Việc sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế rất quan trọng trong việc triển khai bản vẽ shop drawing, hiện nay có rất nhiều phần mềm thiết kế trong xây dựng, ví dụ như cad, tekla….

Tuân thủ theo bản vẽ kỹ thuật

Sẽ vô cùng quan trọng để các kỹ sư tuân thủ theo các quy định của bản vẽ kỹ thuật bởi đây là những cơ sở để tiến hành lập bản vẽ shop drawing. Người thực hiện thao tác này không được vẽ theo những suy nghĩ riêng, không theo nguyên tắc mà cần phải bám theo những thông số của bản vẽ kỹ thuật để những người khác có thể hiểu và những thông tin về khối lượng, kích thước vật tư sẽ không bị sai lệch.

Bám sát theo bản vẽ cơ sở

Để có thể chuyển lên bản vẽ thi công, khi thực hiện lập Shopdrawing , cần phải bám theo bản vẽ cơ sở và đảm bảo rằng không có hạng mục nào bị bỏ sót.

Kỹ năng thực hiện, trình bày bản vẽ

Bản vẽ shop drawing là một bước rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc nghiên cứu các kích thước, khối lượng và số lượng vật tư cần dùng cho công trình, từ đó tính toán các chi phí. 

Bên cạnh đó, thông qua bản vẽ shop drawing, người ta sẽ tiến hành các công việc nghiệm thu công trình, hoàn công. Chính vì vậy, việc trình bày bản vẽ rõ ràng, chi tiết, không lan man và những điều kiện rất quan trọng ở thao tác này.

Có kinh nghiệm làm việc thực tế

Những người thực hiện shop drawing cần có kinh nghiệm quan sát thực tiết, tham gia nhiều tại các công trình thì bản vẽ sẽ được hoàn thành càng nhanh và càng chính xác. Hiện nay, một thực trạng không hiếm đó là có rất nhiều kỹ sư giỏi với trình độ lý thuyết cao, đã tham gia thiết kế rất nhiều bản vẽ, tuy nhiên, thiếu kinh nghiệm thi công thực tiễn nên không biết cách hoàn thành shop drawing.

4.Trong kết cấu thép, triển khai bản vẽ shop drawing bằng phần mềm nào?

Với hạng mục kết cấu thép, hiện nay các công ty kết cấu thép, nhà thép tiền chế đã bắt kịp xu thế của thế giới khi sử dụng các phầm mềm BIM như Tekla, Revit… vào mô hình không gian 3D và từ đó xuất ra bản vẽ Shop drawing rất dễ dàng với sự chính xác tuyệt đối, hơn nữa, việc sử dụng phần mềm như tekla, giúp cho việc bóc tách, thống kê khối lượng trở nên dễ dàng hơn

Các bước triển khai bản vẽ bằng phần mềm tekla

Bước 1: Dựng mô hình và tạo các liên kết các cấu kiện

Bước 2: Làm bản vẽ chế tạo

Bước 3: Làm bản vẽ lắp đặt tại công trường

Trên đây là những thông tin được khungnhatheptienche.vn chúng tôi tổng hợp lại nhằm giải đáp cho các bạn khái niệm bản vẽ shop drawing là gì, vai trò của bản vẽ shop drawing trong thi công công trình cũng như một số yêu cầu dành cho kỹ sư thực hiện loại bản vẽ này. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có được những kiến thức cần thiết áp dụng vào thực tiễn khi tìm kiếm các đơn vị thi công công trình.

0984524929